Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
HomeCông nghiệpMáy phát điệnNhững sự cố thường gặp khi chọn máy phát điện

Những sự cố thường gặp khi chọn máy phát điện

Việc lựa chọn công suất máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng là cực kỳ quan trọng để tránh được sự cố quá tải gây cháy nổ, chập điện, đồng thời giúp tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư mua máy. Vậy nên chọn công suất máy phát điện như thế nào là tốt nhất?

Chọn máy phát điện có công suất phù hợp

Khi chọn mua máy phát điện, người dùng nên đếm trước các thiết bị dự tính sẽ sử dụng khi mất điện là bao nhiêu loại để tính toán công suất tiêu thụ tổng, từ đó có thể lựa chọn thiết bị phát điện có công suất phù hợp nhằm tránh tình trạng gây quá tải, chập điện, cháy các vật dụng nối với máy phát.

Nhằm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua máy nên chọn máy phát có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%.

Nếu chỉ sử dụng trong gia đình với mục đích thắp sáng, quạt hoặc tivi thì chỉ cần mua loại công suất vừa và nhỏ từ 2 đến 4KW. Còn nếu muốn sử dụng thêm các thiết bị ngốn điện như điều hòa thì nên chọn loại công suất lớn hơn từ 4 đến 6KW.

Ngoài ra nếu bạn có kinh doanh và sử dụng điện năng nhiều hơn thì có thể quan tâm đến các dòng máy công suất lớn hơn từ 6KW. Để không gây ra tình trạng quá tải điện thì nên có hệ số an toàn khoảng 1.1, nghĩa là chọn công suất bằng cách nhân công suất tải với hệ số an toàn.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng không nên chọn máy phát điện cho gia đình có công suất quá cao bởi sẽ dẫn đến giá thành cao, máy chạy non tải cũng làm tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm tuổi thọ. Nên chọn mua máy có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.

Những lưu ý khi chọn máy phát điện 

Kiểu dáng, thiết kế của máy

Một sản phẩm có kiểu dáng gọn nhẹ và tiện ích là điều mà ai trong chúng ta cũng đều muốn. Hầu hết các dòng máy phát điện hiện nay đều sở hữu thiết kế tương đối gọn gàng. Bên cạnh tay cầm được thiết kế 2 bên giúp dễ dàng cầm nắm, chân đế chắc chắn, vững vàng thì hệ thống bánh xe bên dưới cũng hỗ trợ dễ dàng di chuyển sang nhiều vị trí khác nhau hơn.

Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động, tránh cho máy bị “xông điện”.

Giá thành của máy phát 

Nếu những dòng máy phát điện công nghiệp thường có giá bán rất cao, có thể lên tới vài trăm triệu đồng thì các dòng máy phát gia đình hiện nay có giá bán tương đối thấp hơn, thường từ hơn 2 triệu đến vài chục triệu đồng tùy vào công suất, loại động cơ, lượng nhiên liệu tiêu thụ,… Nhưng với nhu cầu sử dụng cơ bản cho gia đình thì chỉ cần chọn những sản phẩm có giá bán dao động trên dưới 10 triệu đồng là phù hợp.

Theo ý kiến của các chuyên gia về máy phát thì sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là loại máy được nhập khẩu các thiết bị chính, một số linh kiện phụ được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Ưu điểm là giá thành hợp lý nhưng chất lượng vẫn đảm bảo không thua kém nhiều so với hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Không mua máy phát không rõ nguồn gốc

Người dùng không nên tham rẻ mua những chiếc máy phát điện không rõ nguồn gốc, không có giấy bảo hành. Vì những chiếc máy không thuộc một hãng có tên tuổi sẽ không đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong gia đình, hơn thế máy có thể sẽ rất tốn nhiên liệu, vậy nên chi phí ban đầu có thể rẻ nhưng lại thành ra tốn kém hơn vì lượng xăng, dầu tiêu thụ lớn.

Một điều đáng chú ý nữa là máy phát điện có độ ồn rất lớn và những chiếc máy không được đảm bảo hoặc đã qua sử dụng sẽ gây ra tiếng ồn còn lớn hơn nhiều. Nếu không chú ý điều này lúc mua thì có thể gây ra nhiều phiền toái cho đình hoặc cả hàng xóm trong quá trình sử dụng máy phát.



Liên hệ tư vấn - báo giá - đặt hàng

CÔNG TY CỔ PHẦN BLUE AIR VIỆT NAM

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments