Đối tượng lập ĐTM đường giao thông theo luật gồm những thành phần nào?
Dự án công trình giao thông của Việt Nam được đầu tư càng lúc càng nhiều để việc lưu thông trong nước càng thông thoáng. Vì vậy, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dành cho giao thông (còn gọi là ĐTM đường giao thông) ngày càng quan trọng nhưng lại ít doanh nghiệp hiểu rõ. Vậy, vì sao cần lập ĐTM đường giao thông và đối tượng được lập báo cáo này gồm những thành phần nào? Mời bạn tham khảo qua nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn.
Vì sao cần lập ĐTM đường giao thông?
Bất cứ một công trình xây dựng nào cũng gây ra một số tác động môi trường xung quanh dự án, kể cả dự án đường giao thông. Những ảnh hưởng ấy bao gồm như ảnh hưởng hệ sinh thái khi phải phá một số cây cỏ, hệ thực vật, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tiếng ồn, ảnh hưởng đến cơ cấu đất nông nghiệp, sông ngòi,…
Từ những ảnh hưởng trên nên việc lập ĐTM đường giao thông để giúp nhà nước có thể kiểm soát, phê duyệt, cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa ra các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng môi trường.
Đối tượng lập ĐTM đường giao thông là gì?
Các công trình đường giao thông sẽ chia ra thành nhiều cấp tùy theo quy mô, số vốn đầu tư. Theo luật định, các công trình đường ô tô cao tốc, đường ô tô từ cấp I đến cấp III, đường sắt thì đều phải lập báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường. Đối với các công trình đường giao thông cấp IV trên miền núi thì chỉ lập báo cáo ĐTM theo mức chiều dài nhất định.
Theo tiêu chuẩn TCVN 4054: 2005, phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế:
-Đường cao tốc có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 25 000 xcqd/nđ, được quy định là đường trục chính.
-Đường cấp I có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 15 000 xcqd/nđ và đường cấp II có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 6000 xcqd/nđ được quy định là đường trục chính nối với các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, quốc lộ.
-Đường cấp III có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 3 000 xcqd/nđ, được quy định là đường trục chính nối các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, của địa phương, quốc lộ hay đường tỉnh.
-Đường cấp IV có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 500 xcqd/nđ, được quy định là đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, các khu dân cư, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.
Như vậy, bạn đã có thể nắm rõ hơn lý do vì sao cần phải có ĐTM đường giao thông và các đối tượng công trình nào phải lập báo cáo ĐTM. Bạn hãy chọn một công ty tư vấn môi trường để làm báo cáo ĐTM uy tín nhé.
Liên hệ công ty tư vấn môi trường uy tín, chuyên môn
CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG – CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU
- Văn phòng: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM
- Điện thoại: 028. 2242 0013 – 2242 0014
- Website: www.moitruongtoancau.net
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
- Địa chỉ: Số 56, đường số 1, khu biệt thự Phú Thịnh, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274 3814212 Fax: 0274 3814213
- Hotline: 0915 169 991
- Mail: [email protected]
ĐỘI NGŨ TƯ VẤN
- Phòng dự án: 0912 065 181
- Phòng kỹ thuật: 0917 182 112
- Phòng kinh doanh: 0913 566 117
- Phòng tư vấn: 0915 169 991
Bài viết bạn quan tâm: Quy trình lập ĐTM đường giao thông thực hiện như thế nào?