Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
HomeGiáo dụcMẫu giáoCác cách cải thiện tình trạng lười học ở trẻ nhỏ

Các cách cải thiện tình trạng lười học ở trẻ nhỏ

Cho con thấy tầm quan trọng của việc học: Sau khi biết được nguyên nhân khiến con lười học, bố mẹ nên nói chuyện với con. Qua buổi nói chuyện một cách nghiêm túc, chúng ta có thể giúp trẻ xác định tầm quan trọng của việc học bằng cách kể cho trẻ nghe những tấm gương học tốt và những thành công của họ như đưa ra một số nhân vật cụ thể không học đến nơi đến chốn, cuối cùng phải gánh chịu hậu quả như thế nào.

Hãy cho con thấy nếu việc con học chăm, học giỏi sẽ được những lợi ích gì từ việc ở lớp được các bạn khâm phục, được cô giáo yêu mến, ở nhà bố mẹ sẽ vui hơn,… để khuyến khích con tự giác học.

Làm bạn với con: các bậc phụ huynh nên nhớ thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con là rất quan trọng. Nếu cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực thì ngay lập tức chúng sẽ “phản đối” lại bằng những thái độ, việc làm tiêu cực khác.

Hãy cố gắng làm bạn với con, để con cởi mở trong việc chia sẻ mọi việc với cha mẹ, không nói dối hay lừa gạt cha mẹ, từ đó, việc nói chuyện về học hành của con cũng sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn.

Không nhắc con học bài: điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế thì đúng vô cùng. Trẻ cần ý thức được việc học là của chính bản thân mình chứ không phải của bố mẹ. Nếu bố mệ có thói quen nhắc nhở con học bàu hằng ngày, trẻ sẽ chỉ chờ đến khi được nhắc nhở mới mang sách vở ra học. Do đó, trẻ sẽ có suy nghĩ học là để cho bố mẹ, không phải cho bản thân.

Thường xuyên trao đổi với giáo viên của con: đây là cách giúp cải thiện tình trạng lười học của trẻ nhỏ vô cùng hữu hiệu. Không nên phó mặc việc dạy con học hoàn toàn cho thầy cô giáo. 

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên hỏi han, trao đổi với giáo viên của con về tình hình học tập cũng như rèn luyện của con. Trẻ nhỏ luôn nhận thức được người có quyền lớn nhất nhắc nhở về trách nhiệm học tập của bản thân chính là thầy cô giáo của mình.

Khen con đúng lúc, nhưng đừng thưởng: lời khen luôn có tác dụng tạo động lực, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi con nhận được lời khen từ thầy cô, hãy theo đó mà khen ngợi con thêm một chút. Hãy làm điều tương tự khi chứng kiến thái độ học tập chăm chỉ của con.

Tuy nhiên, hãy chỉ dừng lại ở đây, không nên thưởng cho trẻ sau khi khen ngợi. Bởi điều này sẽ vô tình tạo nên suy nghĩ học chỉ để lĩnh thưởng, khiến con không hiểu được việc học là trách nhiệm và nghĩa vụ của con.

Liên hệ tư vấn và đặt hẹn

MẪU GIÁO CHỒI XANH
- Địa chỉ: 46 TA19A Phường Thới An, Quận 12, TPHCM
- Điện thoại: 028 6652 4879 – 0813 071 314 – 0972 802 784
- Email: [email protected]
- Website: https://browsekindergarten.com/ 
- Facebook: FB.com/maugiaochoixanh

Bài viết có thể bạn quan tâm: Cách trẻ em hình thành tư duy và phát triển toàn diện

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments