Mặc dù luật có hướng dẫn quy trình lập báo cáo ĐTM chung cho nhiều ngành nghề nhưng mỗi ngành lại có chuyên môn riêng, đối tượng môi trường bị ảnh hưởng lại riêng. Thế nên, đối với một số ngành có phạm trù đặc biệt như chế biến thủy hải sản, việc lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản cũng có quy trình đặc trưng và việc nắm bắt quy trình này là vô cùng cần thiết. Bài viết sau sẽ cho bạn quy trình gợi ý về việc lập ĐTM cho lĩnh vực này.
Vì sao việc lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản là cần thiết?
Ngành chế biến thủy sản là một thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ngành này bắt buộc phải thải nước mang tính độc hại cho môi trường nên doanh nghiệp tham gia hoạt động phải lưu ý đến vấn đề này.
Để siết chặt quản lý, đảm bảo cho môi trường, hệ sinh thái hơn, nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia đình phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong ngành chế biến thủy hải sản. Báo cáo này hay còn gọi là ĐTM nhà máy chế biến thủy sản, là thủ tục bắt buộc để cơ quan chức năng phê duyệt giấy phép xây dựng nhà máy.
Các bước lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản
Quy trình lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản được tiến hành như sau:
– Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn xung quanh khu vực nhà máy chế biến thủy sản,.
– Bước 2: Tiến hành điều tra, thu thập số liệu, khảo sát môi trường xung quanh khu vực nhà máy.
– Bước 3: Lấy mẫu thử từ môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, vi sinh,… để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và đánh giá mức độ ô nhiễm.
– Bước 4: Xác định các yếu tố vi khí hậu, đánh giá hiện trạng môi trường tại nhà máy chế biến thủy sản.
– Bước 5: Xác định các nguồn gây ô nhiễm như chất thải, khí thải. Sau đó phân loại các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy. Từ đó thống kê, phân tích, thu thập và đánh giá.
– Bước 6: Dự đoán, đánh giá khi nhà máy vận hành thì mức độ tác động đến môi trường, mức độ ô nhiễm của chất thải sẽ ở mức nào?
– Bước 7: Từ mức dự đoán trên, doanh nghiệp trình bày giải pháp để hạn chế mức ô nhiễm tối đa có thể xảy đến, khắc phục hậu quả nếu ô nhiễm xảy ra.
– Bước 8: Đưa ra phương án xử lý đối với các loại rác thải, chất thải công nghiệp.
– Bước 9: Tham vấn ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền gần nơi xây dựng nhà máy. Sau đó xây dựng các chương trình giám sát môi trường.
– Bước 10: Cuối cùng là lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản.
Vậy là bạn đã hoàn tất thủ tục để lập báo cáo ĐTM cho ngành chế biến thủy hải sản rồi đấy. Nếu bạn muốn đảm bảo tiến độ thực hiện thủ tục nhanh chóng hơn, bạn có thể nhờ các công ty tư vấn môi trường để đưa ra lời khuyên, giải pháp.
Liên hệ công ty tư vấn môi trường uy tín, chuyên môn
CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG – CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU
- Văn phòng: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM
- Điện thoại: 028. 2242 0013 – 2242 0014
- Website: www.moitruongtoancau.net
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
- Địa chỉ: Số 56, đường số 1, khu biệt thự Phú Thịnh, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- Điện thoại: 0274 3814212 Fax: 0274 3814213
- Hotline: 0915 169 991
- Mail: [email protected]
ĐỘI NGŨ TƯ VẤN
- Phòng dự án: 0912 065 181
- Phòng kỹ thuật: 0917 182 112
- Phòng kinh doanh: 0913 566 117
- Phòng tư vấn: 0915 169 991
Bài viết bạn quan tâm: Các vấn đề bạn cần quan tâm khi lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản