Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
HomeDịch vụDiệt côn trùngTuổi thọ của ruồi – Ruồi sống trong bao lâu?

Tuổi thọ của ruồi – Ruồi sống trong bao lâu?

Ruồi là một loại côn trùng mà khi nhắc đến là chúng ta tưởng tượng ngay sự dơ bẩn. Cũng phải, môi trường sống của ruồi thường ở những nơi có độ bẩn rất cao. Tại đây tập trung rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm dễ lây lan. Tuy nhiên bạn đã có những hiểu biết đầy đủ về loại ruồi chưa nào. Như tuổi thọ của ruồi, ruồi sống được bao lâu và vòng đời của ruồi. Cùng tìm hiểu về loài ruồi cũng như biết thêm về nguyên nhân ruồi nhiều và khó diệt đến thế.

Tuổi thọ của ruồi là bao lâu?

Nếu so sánh tuổi thọ của ruồi với tuổi thọ của người thì khá ngắn. Khi ruồi chỉ sống được từ 28 – 30 ngày tuổi tính từ ngày trứng nở. Trong một cuộc đời ngắn ngủi như vậy nhưng con người cố gắng cách mấy cũng không tiêu diệt hết ruồi.

Lý do mà mọi người thường nói đến là do phản xạ nhanh nhạy của ruồi khi bị đập. Nhưng thật ra nguyên nhân chính khiến chúng ta không tiêu diệt được hết ruồi là do sức sinh sản. Trong cuộc đời của mình, ruồi có thể đẻ đến 900 trứng với tỉ lệ nở rất cao.

Ruồi sống được bao lâu? Chính xác thì ruồi sống được khoảng 28 – 30 ngày. Trong khoảng thời gian này thì chúng ta chưa diệt được ruồi thì chúng đã lên chức ông nội.

Vậy với thông tin trả lời cho câu hỏi tuổi thọ của ruồi và ruồi sống được bao lâu. Có lẽ bạn đã biết được tuổi thọ của ruồi rất ngắn. Và ở phần tiếp theo chúng ta cùng tìm về vòng đời của ruồi cũng như cấu tạo cơ thể của ruồi nhé.

Vòng đời của ruồi phát triển ra sao?

Con ruồi có 4 giai đoạn phát triển trong suốt vòng đời của mình. Chúng sẽ bắt đầu từ trứng ruồi, ấu trùng, nhộng và cuối cùng là trưởng thành. Như vậy thì cuộc sống của một con ruồi bắt đầu như sau:

Giai đoạn 1: Trứng ruồi : Vào chu kỳ sinh sản của ruồi, ruồi đực và cái tiến hành giao phối để bắt đầu quá trình sinh sản. Ruồi cái sau đó sẽ tìm kiếm địa điểm thích hợp để tiến hành đẻ trứng. Nơi ruồi cái đẻ trứng là nơi thích hợp cho trứng tồn tại.

Và nơi này cũng chính là nơi lý tưởng cho trứng nở thành ấu trùng và kết kén thành nhộng. Những vị trí thích hợp như xác động vật, bãi rác, hố chôn rác thải, phân động vật và người,… Mỗi lần sinh sản của ruồi thường đẻ từ 150 – 200 trứng. Và trong suốt cuộc đời của mình thì ruồi đẻ khoảng 4 lần và sau đó chết.

Giai đoạn 2: Ấu trùng ruồi: giòi là loài chỉ cần nhìn vào thôi là bạn đã thấy hai chữ hiện lên trong đầu của mình là “gớm ghiếc”. Ấu trùng ruồi này còn tượng trưng cho cái chết, khi chúng thường xuất hiện trên xác động vật và có cả xác người.

Có rất nhiều người lầm tưởng giòi là một loại độc lập. Nhưng thật ra giòi chỉ là một trong 4 quá trình phát triển trong vòng đời của ruồi.

Con giòi sau khi chui ra khỏi lớp vỏ trứng thì chúng bắt đầu ăn. Thức ăn của chúng thường là xác chết thối rữa tại nơi mà ruồi mẹ đẻ trứng. Công việc duy nhất trong giai đoạn này của chúng chỉ là ăn và ăn. Chúng cần một lượng lớn thức ăn để tích trữ năng lượng cho quá trình tiếp theo.

Sau một khoảng thời gian ăn và tích trữ năng lượng cho giai đoạn tiếp theo. Ấu trùng ruồi sẽ tiến hành tìm nơi tối tăm để ẩn nấp và bắt đầu tạo kén.

Giai đoạn 3: Nhộng ruồi: sau khi đã tích trữ đủ năng lượng cho bản thân của giòi. Chúng bắt đầu tìm nơi tối tăm ẩm thấp và tiến hành tạo kén để trở thành nhộng.

Kén của ruồi có hình trụ đầu tròn và cứng dần theo thời gian. Chúng có màu nâu, đỏ và chuyển dần thành màu đen vào cuối giai đoạn phát triển. Có chiều dài kén từ 1mm – 2mm và chúng phát triển dần theo quá trình phát triển của giòi và tuổi thọ của ruồi.

Giai đoạn 4: Ruồi trưởng thành: khi trải qua thời gian phát triển của giai đoạn nhộng. Lúc này cơ thể của giòi đã thành hình dạng của một con ruồi với đủ 6 chân và một đôi cánh. Ruồi trưởng thành lúc này sẽ tự phá vỡ kén để chui ra ngoài. Kích thước lúc này của ruồi trưởng thành từ 5mm – 8mm.

Mặc dù đã trở thành ruồi trưởng thành nhưng cơ thể ruồi lúc này chưa phát triển đầy đủ. Ruồi trưởng thành cần một khoảng thời gian nữa để phát triển thành ruồi trưởng thành hoàn hảo.

  • Ruồi đực: cần khoảng 16 giờ để phát triển.
  • Ruồi cái: cần đến 24 giờ để phát triển.

Và sau khi đục kén chui ra ngoài thì khoảng 2 ngày sau là ruồi đã bắt đầu sinh sản. Thông qua 4 giai đoạn phát triển vòng đời của ruồi. Chúng ta có thể tính được tuổi thọ của ruồi là khoảng 14 ngày sau khi trải qua 3 giai đoạn phát triển. Từ trứng thành giòi, nhộng và đóng kén lột xác thành ruồi trưởng thành.



Liên hệ tư vấn và đăng ký dịch vụ

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ TAM HIỆP
Địa chỉ: 42/6 Trần Đình Xu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: 028.3837 4729 - Hotline: 0903 619 921 - 0913 916 457
Website: https://www.dietcontrung.health.vn

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments