Răng khôn mọc lệch là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vì vậy, không còn cách nào tốt hơn ngoài việc phải nhổ bỏ chúng để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn còn hoang mang về quy trình tiểu phẫu cũng như cách phục hồi tốt nhất sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn.
Thực hiện tiểu phẫu răng khôn như thế nào?
Theo nhiều chuyên gia nha khoa, thời điểm tiểu phẫu răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi. Khi đó chân răng mới hình thành được 2/3 nên thuận lợi cho việc phục hồi. Sau độ tuổi này, tất cả các mô xương trong cung hàm đã dần hoàn thiện và trở nên cứng cáp, khiến việc tiểu phẫu diễn ra khó khăn. Chưa kể, quá trình hồi phục của các mô xương cũng diễn ra lâu hơn.
Trước khi tiến hành tiểu phẫu răng khôn, bạn sẽ được khám tổng quát một cách cẩn thận nhằm đánh giá tình trạng chung về sức khỏe, tránh những nguy cơ đáng tiếc. Ngoài việc khám chi tiết về tình trạng răng miệng, bác sĩ còn phải xét nghiệm thêm những chỉ số quan trọng khác như huyết áp, tốc độ đông máu,… Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch phải được tham vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên môn khác trước khi tiến hành nhổ răng khôn.
Phương pháp chụp X-quang được sử dụng để xác định chính xác vị trí chân răng trong cùng hàm. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và sử dụng cách thức tiểu phẫu phù hợp với từng tình trạng răng như răng mọc lệch, mọc ngầm, đâm ngang,…
Phục hồi và chăm sóc răng miệng sau tiểu phẫu răng khôn
Thời gian phục hồi sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn có cách phục hồi và chăm sóc răng miệng hợp lý thì sẽ đẩy nhanh quá trình khôi phục chức năng răng hàm và có thể ăn nhai trở lại bình thường.
Dùng thuốc giảm đau: phần lớn sau khi nhổ răng khôn, nhiều người thường uống Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giảm đau. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng Ibuprofen có thể hiệu quả hơn Acetaminophen trong việc giảm đau và đồng thời tăng khả năng phục hồi. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc kháng sinh Amoxicillin để giảm nguy cơ nhiễm trùng, qua đó hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống: sau khi tiểu phẫu răng khôn nên sử dụng thực phẩm mềm và lỏng để tránh ảnh hưởng đến vết khâu ở mô răng như súp đầy đủ hương vị, sinh tố, thực phẩm giàu canxi (sữa chua, pho mát, rau, củ nghiền)… tốt cho quá trình chữa lành các mô xương, hạn chế viêm nướu.
Thời gian nghỉ ngơi và thói quen sinh hoạt: bình thường, sau khi nhổ răng, bạn nên dành 1-2 ngày để hồi phục. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cuộc tiểu phẫu. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế lao động với cường độ cao và thay đổi thói quen sinh hoạt. Điển hình là thói quen uống ống hút, vì có thể gây ra tình trạng khô ổ răng, ảnh hưởng xấu đến quá trình lành vết khâu.
Các bước thực hiện tiểu phẫu răng khôn
Bước 1 nha sĩ sẽ tiến hành gây tê: thuốc tê sử dụng phổ biến là lidocain hoặc articaine của Pháp. Nha sĩ có thể gây tê tại chỗ xung quanh chiếc răng cần nhổ, hoặc gây tê vùng vào thần kinh ống răng dưới. Những trường hợp tiên lượng nhổ khó nha sĩ có thể kết hợp cả 2.
Bước 2 Bộc lộ thân răng: sau khi thuốc tê có tác dụng, nha sĩ sẽ tiến hành rạch mở lợi để bộc lộ thân răng. Rạch mở lợi có ưu điểm là dễ quan sát để thao tác cắt xương, chia thân răng. Tuy nhiên, nhược điểm là rạch lợi gây sang chấn nhiều, dẫn đến sưng nề và đau sau nhổ nhiều hơn.
Bước 3 Cắt thân răng: tiếp đó là cắt đôi thân răng khôn, nha sĩ sẽ dùng tay khoan nhanh hoặc chậm với mũi khoan trụ để tiến hành cắt đôi phần thân răng đâm vào răng số 7 giải phóng điểm kẹt. Việc giải phóng điểm kẹt là rất quan trọng và gần như luôn phải thực hiện với những răng nằm ngang.
Bước 4 Sau khi cắt thân, nha sĩ sẽ dùng bẩy để tách phần thân răng ra và lấy lên trước. Đối với phần chân răng còn lại, nha sĩ cần đánh giá số lượng, hình thái và hướng của chân răng trên phim XQ. Trong trường hợp phần còn lại có nhiều chân răng, các chân răng dài, cong hay phức tạp thì nha sĩ sẽ dùng thêm mũi khoan trụ để chia tách các chân và lấy từng chân ra.
Bước 5 Sau nhổ răng: sau nhổ răng, nha sĩ sẽ kiểm soát huyệt ổ răng bao gồm bơm rửa và cạo sạch hết các tổ chức viêm nhiễm quanh răng, làm nhẵn những thành xương sắc hay còn gọi là gai xương. Tiếp theo đó là tiến hành khâu đóng, cho đơn thuốc và dặn dò về chế độ chăm sóc sau nhổ.
Liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn
Nha Khoa Dr. Khởi chú trọng việc thỏa mãn từng yêu cầu thẩm mỹ cụ thể của khách hàng, mang đến dịch vụ tư vấn và giải pháp riêng biệt cho từng trường hợp sau khi khám. Phân tích kỹ về khuôn mặt, nụ cười, hàm răng. Vì thế Nha Khoa Dr. Khởi không chỉ mang đến cho bạn một hàm răng đẹp, mà còn mang lại sự hài hòa thẩm mỹ của khuôn mặt với nụ cười thẩm mỹ nhất.
NHA KHOA DR KHỞI
Website: https://nhakhoadrkhoi.com
Điện thoại: 0833 669 868
Chi nhánh Quận 1
39A Đường Nguyễn Trung Trực, Phường Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh
Chi nhánh Quận 3
205 Đường Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3, Hồ Chí Minh
Chi nhánh Quận 4
410 Hoàng Diệu, Phường 5, Quận 4 , Tp Hồ Chí Minh